Một nhóm nghiên cứu đến từ Trường Y thuộc Đại học Yale (Mỹ) đã nhận diện được một hoóc môn do tuyến ức sản sinh ra, có thể kéo dài tuổi thọ của người thêm tới 40%. Công trình nghiên cứu của họ hé lộ, việc tăng lượng hoóc môn FGF21 giúp bảo vệ hệ miễn dịch trước sự tàn phá của thời gian và tuổi tác.
Các chuyên gia nhận định, phát hiện trên trong tương lai có thể ứng dụng để cải thiện chức năng miễn dịch ở người già, giúp chống lại chứng béo phì và các căn bệnh như ung thư hoặc tiểu đường tuýp 2.
Theo báo cáo nghiên cứu, khi hoạt động bình thường, tuyến ức sản sinh ra các tế bào T mới cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cùng với thời gian, tuyến ức có đọng mỡ và mất khả năng sản sinh ra các tế bào thiết yếu. Quá trình mất mát các tế bào T mới này trong cơ thể là một nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh truyền nhiễm và một số căn bệnh ung thư nhất định ở người lớn tuổi.
Nhóm nghiên cứu do Vishwa Deep Dixit, giáo sư chuyên ngành dược so sánh và sinh học miễn dịch thuộc Đại học Yale đứng đầu, đã xem xét những con chuột biến đổi gen có lượng hoóc môn FGF21 tăng cao. Các chuyên gia đã vô hiệu hóa chức năng gen trước khi nghiên cứu tác động của việc giảm lượng FGF21 đối với hệ miễn dịch của chúng.
![]() |
Theo các nhà nghiên cứu, việc tăng lượng hoóc môn FGF21 có thể giúp kéo dài tuổi thọ của con người tới 40%. Ảnh: Corbis |
Kết quả cho thấy, việc tăng lượng FGF21 ở những con chuột già đã giúp tuyến ức chống lại sự thoái hóa vì đọng mỡ, có liên quan đến tuổi tác cũng như gia tăng khả năng sản sinh các tế bào T mới của tuyến ức. Trong khi đó, việc thiếu hụt FGF21 thúc đẩy sự thoái hóa tuyến ức ở những con chuột già.
Giáo sư Dixit giải thích: "Chúng tôi khám phá ra rằng, lượng FGF21 trong các tế bào biểu mô tuyến ức cao hơn gấp nhiều lần trong gan, do đó trong tuyến ức, FGF21 đóng vai trò thúc đẩy sản sinh tế bào T. Việc tăng lượng FGF21 ở những người già hoặc các bệnh nhân ung thư đang trải qua quá trình cấy ghép tủy xương có thể là một chiến lược hỗ trợ nhằm tăng sản sinh tế bào T và do đó tăng cường chức năng miễn dịch của họ".
Giáo sư Dixit cho biết thêm rằng, FGF21 được sản sinh ở gan như một hoóc môn nội tiết. Hàm lượng của nó tăng lên khi các calo bị giới hạn để cho phép quá trình đốt cháy các chất béo diễn ra trước tình trạng lượng glucose thấp.
FGF21 là một hoóc môn trao đổi chất, có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và ức chế việc giảm cân. Do đó, nó đang được nghiên cứu về các tác dụng điều trị đối với chứng béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2. Giáo sư Dixit nhận định, các nghiên cứu tương lai sẽ tập trung vào việc hiểu rõ cách FGF21 bảo vệ tuyến ức khỏi sự lão hóa và xem liệu tăng hàm lượng FGF21 thông qua sử dụng thuốc có thể kéo dài tuổi thọ con người cũng như làm giảm nguy cơ mắc các bệnh bắt nguồn từ việc suy giảm chức năng miễn dịch, liên quan đến tuổi tác hay không.
" alt=""/>Đã tìm ra 'tiên dược' giúp trường sinh bất lão?Nếu nhà mạng không có 3G sẽ khó trụ lại thị trường
Trong một hội nghị mới được tổ chức tại Hà Nội, ông Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, sự phát triển bùng nổ của di động băng rộng cũng kéo theo những thói quen người dùng đã thay đổi. Thay vì họ xem truyền hình thì họ vào YouTube, thay vì đọc báo chí thì lướt Facebook, thay vì gọi taxi thì dùng Uber. Ông Trung cũng đưa ra xu hướng đang xảy ra trong lĩnh vực viễn thông là thoại và SMS giảm nhanh ở mức khoảng 30%.
Theo báo cáo của Cục Viễn thông, tính đến hết năm 2015, Việt Nam có 120,6 triệu thuê bao di động, đạt 133 thuê bao/100 dân. Theo số liệu mà Bộ TT&TT công bố hồi cuối năm 2014, mật độ người dân sử dụng 3G là 26 thuê bao/100 dân. Thế nhưng, đến hết năm 2015, con số thực tế là 40 thuê bao/100 dân. Điều này cho thấy nếu một mạng di động không có 3G sẽ khó theo cuộc chơi trên thị trường di động Việt Nam.
Nếu so với các đại gia như Viettel, VinaPhone hay MobiFone, Vietnamobile đã phải thua thiệt về vùng phủ sóng. Cho dù liên tục có những chương trình marketing sáng tạo, giá cước rẻ… nhưng điều đó không thể lấp đầy được điểm yếu chết người là vùng phủ sóng. Đặc biệt trong cuộc chạy đua 3G khi mà các mạng di động đều đổ tiền đổ của để xóa sự cách biệt trong vùng phủ sóng thì Vietnamobile vẫn loay hoay chỉ phủ sóng 3G ở vài thành phố lớn.
Ngay khi được cấp phép 3G hồi năm 2011, Viettel đã đi theo chiến lược vùng phủ sóng rộng áp đảo đối phương và đương nhiên số thuê bao 3G của nhà mạng này cũng tỷ lệ thuận với vùng phủ sóng. Một thống kê cho thấy cứ 3 thuê bao 3G của Việt Nam thì có 2 thuê bao là của Viettel. Hồi cuối năm 2015, VNPT tuyên bố trở thành mạng có 3G phủ sóng rộng nhất. VNPT cho biết, trong số 11.000 trạm 3G đã được lắp đặt trong năm 2015, hơn 7.000 trạm là 3G tần số 900 Mhz. Hiện nay VinaPhone là mạng di động duy nhất triển khai thành công công nghệ 3G tần số 900 Mhz diện rộng, tới tất cả 63 tỉnh/ thành phố, là mạng di động có vùng phủ sóng 3G rộng nhất Việt Nam. Nhờ lợi thế công nghệ 3G 900, vùng phủ sóng 3G toàn mạng VinaPhone tương đương với gần 33.000 trạm 3G 2100 Mhz thông thường. Như vậy, mạng 3G của VinaPhone đã được tăng vùng phủ sóng gần 2,5 lần so với cuối năm 2014. Cũng như VinaPhone, MobiFone đang tập trung mạnh vào mở rộng phủ sóng 3G để tăng khả năng cạnh tranh cho nhà mạng này.
Như vậy, với xu hướng thoại và SMS giảm mạnh, trong khi đó 3G đang lên ngôi và các mạng di động đầu tư mạnh cho 3G đã đặt Vietnamobile đứng vị trí thứ tư trên thị trường di động vào thế “có 3G hay là chết”.
Vietnamobile chơi ván cờ mới trong cuộc chơi 3G
" alt=""/>“Bơm” 450 triệu USD cho mạng 3G, Vietnamobile chơi ván cờ mới?